Để Mị nói cho mà nghe là gì? Tại sao Để Mị nói cho mà nghe gây sốt giới trẻ?
'Để Mị nói cho mà nghe' là tựa đề MV mới nhất của Hoàng Thùy Linh với hàng loạt tác phẩm văn học. 'Để Mị nói cho mà nghe' là câu nói hot trend trong giới trẻ và cộng đồng mạng Việt Nam.
Để Mị nói cho mà nghe là gì? Tại sao Để Mị nói cho mà nghe gây sốt giới trẻ? |
Trong MV Để Mị nói cho mà nghe Hoàng Thùy Linh hóa thân thành ai?
Trong MV, Hoàng Thùy Linh đã hóa thân thành Mị, nhân vật mà bất kỳ độc giả nào cũng biết đến xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng 'Vợ chồng A Phủ' của nhà văn Tô Hoài.
Tuy nhiên, Mị của Hoàng Thùy Linh là một cô gái mạnh mẽ, tươi trẻ, lạc quan, yêu đời chứ không như Mị trong 'Vợ chồng A Phủ' là cô gái cam chịu, bị A Sử giày vò, tra tấn cả về tinh thần lẫn thể xác.
MV 'Để Mị nói cho mà nghe' hấp dẫn, thú vị bởi hình ảnh mang đậm bản sắc vùng Tây Bắc tổ quốc, cả chất nhạc cũng thế khiến không thể rời mắt.
Đặc biệt, Hoàng Thùy Linh đã lồng ghép một cách ấn tượng cả 'vũ trụ văn học Việt Nam' vào trong 'Để Mị nói cho mà nghe' khiến người xem vô cùng ngạc nhiên lẫn thích thú.
Những tác phẩm văn học nào xuất hiện trong MV 'Để Mị nói cho mà nghe'?
- Vợ chồng A Phủ: in trong tập truyện “Tây Bắc”, truyện được giải nhất – giải thưởng Hội Văn Nghệ VN 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần: phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
- Vợ nhặt: là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
- Chí Phèo: là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1.
- Lão Hạc: là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Tắt đèn: là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
- Số Đỏ: là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim.
- Truyện Kiều (2 chị em Kiều Vân): là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
- Vội Vàng (lyrics có câu "Xuân đương tới rồi ..."). Và cả câu thoại 'Em làm gì đã có người yêu, em còn đang sợ ế đây này' trong phim Phía trước là bầu trời.
Có thể bạn thích:
Lời bài hát Để Mị nói cho mà nghe của Hoàng Thùy Linh
Có thể bạn thích:
Quả thật, Hoàng Thùy Linh ít ra MV nhưng ra MV nào là chất MV ấy. 'Để Mị nói cho mà nghe' sẽ trở thành câu nói hot trend trong thời gian dài của giới trẻ thôi!
Nhận xét
Đăng nhận xét