Bá hộ Tể là ai? Nhà cổ Bá hộ Tể lên phim Bắc Kim Thang đáng sợ thế nào?



Bá hộ Tể là một người giàu có, quê ở Vĩnh Long. Ngôi nhà cổ bá hộ Tể bối cảnh chính phim kinh dị Bắc Kim Thang nhiều khung cảnh âm u, kinh dị và nguồn gốc ly kỳ ai cũng rùng mình kinh sợ.

Bá hộ Tể là ai?

Bá hộ Tể là ai?




Bá hộ Tể tên thật là Nguyễn Văn Tể quê ở Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long.
Nếu bạn từng đến Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long thì sẽ nghe những câu ca dao viết theo thể lục bát được ngân nga khắp nơi:
"Cuối năm Mậu Tý bước sang
Mùng hai tháng Chạp, bảo an ra đời
Vợ chồng Cai tổng hết thời
Bảo an giết chết hết đời... lâm chung
Chú Cai, sếp gạc chết hùn
Đốt nhà lửa cháy lại chùn tay chân..."
Những câu ca dao này chính là câu chuyện về trận đánh bót Cai tổng Cai tổng Robert Nghiêm ở Bình Hòa Phước vào năm 1948. 
Robert Nghiêm là người Việt quốc tịch Pháp, tên này là con rể của Bá hộ Tể. Thực dân Pháp vô cùng trọng dụng hắn và phong cho Robert Nghiêm chức Cai tổng, cai trị tổng Bình Hưng gồm các xã An Bình, Đồng Phú, Bình Hòa Phước và Phú Phụng, Vĩnh Bình thuộc quận Chợ Lách (tỉnh Vĩnh Long).
Vốn là tên nhanh nhạy, thích thể hiện uy quyền, luôn muốn chiếm lòng tin của thực dân Pháp nên Robert Nghiêm đã biến ngôi nhà của Bá hộ Tể vốn là ngôi nhà xây dựng kiên cố bằng bê tông trở thành khu đồn trú vững chắc ở Bình Hòa Phước gây nhiều khó khăn cho cách mạng thời đó.
Tuy nhiên, với sự thông minh, can đảm, đa mưu túc trí, lực lượng cách mạng cuối cùng cũng đánh chiếm được khu đồn trú, tiêu diệt toàn bộ bọn tay sai bán nước tại đây và bài ca dao trên ra đời từ đó. Đó cũng là lí do mà nhà cổ bá hộ Tể đáng sợ ngay cả trước khi lên phim Bắc Kim Thang.
Để có thể xem rõ ràng hơn về nhà cổ Bá hộ Tể, bạn có thể tham khảo video một kênh Youtube mà chủ nhân kênh này vừa thực hiện chuyến tham quan thực tế thậm chí là ngủ một đêm ở nhà cổ Bá hộ Tể với nhiều trải nghiệm kỳ lạ.

Những ngôi nhà cổ khác ở Vĩnh Long

Ngoài nhà cổ bá hộ Tể thì ở Vĩnh Long còn có nhiều ngôi nhà cổ tuyệt đẹp khác từng là bối cảnh chính của những bộ phim nổi tiếng như:
1. Nhà cổ ở khu du lịch sinh thái - nhà xưa huyện Long Hồ, ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến
Ngôi nhà này nằm bên cạnh rạch Ông Me thuộc ấp Phước Ngươn A (xã Phước Hậu, H.Long Hồ, Vĩnh Long), ngôi nhà của ông Tiến tọa lạc giữa khu vườn rộng hơn 1,2 ha. 
Nhà có diện tích sử dụng 450 m2 được xây cất toàn bằng gỗ căm xe, thao lao, theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái. 
2. Nhà cổ Cai Cường
Ngôi nhà cổ Cai Cường nguyên là của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương xưa. Ông Phạm Văn Bổn giàu có nhất vùng nên còn gọi là Cai Cường.
Nhà cổ Cai Cường được xây dựng năm 1885 theo hình chữ Đinh bao gồm hai nếp nhà bố trí vuông góc, đầu nhà sau đấu vào giữa nhà trước, mặt chính quay về hướng Bắc nhìn ra rạch Cái Muối.
Nhà cổ Cai Cường có thiết kế kết hợp phong cách kiến trúc Đông - Tây với nhiều điểm nhấn ấn tượng.
Nhà cổ Cai Cường nằm ở mặt tiền phía bên phải con đường liên xã hướng xuống bờ rạch Cái Muối, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Hiện nay, nơi đây trở thành khu du lịch tuyệt đẹp thu hút du khách khắp nơi về tham quan, vui chơi.
Bài viết tham khảo thông tin từ nhiều nguồn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách sử dụng phím tắt Windows 10 giúp làm việc hiệu quả nhất

Các phím tắt Mac tốt nhất năm 2020 bạn nên biết

Phím tắt Mac Startup: Kiểm soát quá trình khởi động máy Mac tốt nhất